Tài liệu Cấu tạo hệ thống đánh lửa và hệ thống nhiên liệu trên ô tô Audi sẽ giúp ta tìm hiểu sơ lược về cấu tạo hệ thống đánh lửa và hệ thống nhiên liệu sử dụng trên ô tô Audi. Để từ đó, ta có cơ sở để so sánh các hệ thống đánh lửa với nhau như hệ thống đánh lửa trên Toyota chẳng hạn.
Trước tiên, Ad sẽ giới thiệu cho các bác về nhiệm vụ chức năng và cấu tạo cơ bản của các chi tiết trong hệ thống đánh lửa trên ô tô. Để từ đó, các bác sẽ tìm hiểu dễ dàng hơn do đây là tài liệu tiếng anh mà hihi.
Hệ thống đánh lửa trên ô tô là một chi tiết trong hệ thống điện động cơ và chỉ trang bị trên động cơ xăng. Trong cuối kỳ nén của động cơ xăng, hòa khí được bốc cháy bởi tia lửa điện tạo ra từ bugi trong hệ thống đánh lửa và sinh công cho động cơ.
Để hiểu rõ hơn về lý thuyết đánh lửa, nguyên lý điều khiển đóng ngắt dòng sơ cấp sinh ra điện áp cao ở 2 cực điện từ của bugi ra sao. Các bác lấy tài liệu giáo trình Hệ thống điện trên động cơ – PGS.TS Đỗ Văn Dũng về tìm hiểu thêm nhé.
Hệ thống nhiên liệu có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu cho buồng đốt động cơ đốt cháy và sinh công cho động cơ. Trong hệ thống nhiên liệu của động cơ Diesel và xăng có những đặc điểm khác nhau rất nhiều. Ad sẽ giới thiệu sơ về từng loại hệ thống nhiên liệu cho các bác nắm nhé.
Trong hệ thống nhiên liệu động cơ xăng, nhiệm vụ hệ thống này là cung cấp hòa khí cần thiết cho động cơ hoạt động và đó là yêu cầu quan trọng nhất trong hệ thống nhiên liệu.
Trong các thập niên 40 của thế kỷ XIX các nghành công nghệ điều khiển và thiết bị điện tử chưa phát triển nên hệ thống nhiên liệu của động cơ xăng sử dụng là hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí. Đúng như tên gọi, bộ chế hòa khí này hòa trộn nhiên liệu với không khí tạo thành hòa khí rồi mới cung cấp vào buồng cháy động cơ để đốt cháy nhiên liệu.
Tuy nhiên, hệ thống này gặp khá nhiều nhược điểm nên hệ thống nhiên liệu loại này là quá tiêu hao nhiên liệu và cần bảo trì bảo dưỡng thường xuyên. Chính vì thế, các nhà sản xuất ô tô đã tìm một hướng đi khác đó là áp dụng công nghệ điều khiển vào hệ thống nhiên liệu động cơ xăng và phun xăng điện tử EFI ra đời.
Hệ thống phun xăng cũng trải qua nhiều thế hệ phát triển như từ hệ thống phun xăng đơn điểm SPI đến hệ thống phun xăng điện tử đa điểm MPI rồi thế hệ cuối cùng là phun xăng trực tiếp GDI. Các bác muốn tìm hiểu thêm thì đi vào các đường Link Ad để trên đó để tìm hiểu nhé.
Khác với hệ thống nhiên liệu động cơ xăng. Hệ thống nhiên liệu Diesel cung cấp nhiên liệu vào bên trong buồng đốt động cơ để hòa trộn với không khí. Khi nhiên liệu hòa trộn với không khí thành hòa khí. Hòa khí sẽ tự bốc cháy sinh công cho động cơ. Chính vì thế, yêu cầu của hệ thống nhiên liệu Diesel khác với động cơ xăng chút ít đó chính là đảm bảo nhiên liệu hòa trộn tốt trong không khí buồng cháy và đảm bảo đủ lượng nhiên liệu theo chế độ tải của động cơ.
Theo từng thế hệ phát triển của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel, ta cũng có các hệ thống nhiên liệu Diesel điều khiển cơ khí. Hệ thống nhiên liệu Diesel điều khiển cơ khí nghĩa là điều khiển lượng phun nhiên liệu bằng các chi tiết cơ khí (bằng bộ đồng tốc trong cácbơm cao áp PE và bơm cao áp VE có tích hợp bộ đồng tốc mà ta thường gặp trong các xe đời cũ á). Tương tự như hệ thống nhiên liệu động cơ xăng, thì hệ thống này cũng cần bảo dưỡng thường xuyên và kết cấu phức tạp nhưng lượng nhiên liệu lại điều chỉnh không đủ chính xác nên các nhà sản xuất cũng thay dần bằng các hệ thống phun dầu điện tử.
Thế hệ phun dầu đầu tiên đó chính là hệ thống phun dầu điện tử EFI sử dụng van SCV để điều chỉnh lượng phun nhiên liệu. Thế hệ tiếp theo đó là hệ thống phun dầu điện tử sử dụng thanh tích áp Commonrail. Đây được coi là hệ thống phun dầu có sự đột phá về công nghệ và các nhà sản xuất còn sử dụng động cơ dầu trên cả các dòng xe du lịch khi có hệ thống phun dầu điện tử này.
Hệ thống đánh lửa này là hệ thống đánh lửa cơ bản nhất và sơ khai nhất trên động cơ ô tô. Chính vì sử dụng bộ Bobine “To đùng” như cái thao nên chiếm dụng khá nhiều diện tích. Đồng thời sử dụng Vis lửa để phóng điện thế cao áp đến 2 đầu điện cực của các Bugi sẽ làm trễ thời điểm đánh lửa khi đầu Vis lửa bị mòn. Bên cạnh đó, do cấu tạo quá ơi là phức tạp nên hiện nay đã không còn ai sử dụng cái hệ thống đánh lửa quái quỷ này rồi.
Hiện nay, tất cả hệ thống đánh lửa trên các đời xe mới đều sử dụng hệ thống đánh lửa trực tiếp DIS có chức năng điều khiển thời điểm đánh lửa. Ta gọi tắt đó là hệ thống đánh lửa điều khiển điện tử. Hệ thống đánh lửa này có những ưu điểm vượt trội thật sự như là cấu tạo nhỏ gọn và điện áp đánh lửa trong từng máy của động cơ độc lập nhau. Từ đó, quá trình chẩn đoán cũng dễ dàng hơn. Bằng việc có thể làm sớm hay trễ thời điểm đánh lửa sẽ giúp động cơ đáp ứng công suất tức thời khi tăng tốc hay đảm bảo công suất khi ô tô đang di chuyển với tốc độ cao.
Tài liệu Cấu tạo hệ thống đánh lửa và hệ thống nhiên liệu trên ô tô Audi không có đi sâu vào phân tích nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa DIS này. Các bác chưa hiểu hay muốn tìm hiểu về hệ thống này có thể truy cập vào giáo trình Hệ thống điện trên động cơ – PGS.TS Đỗ Văn Dũng về tìm hiểu thêm hoặc bài viết về hệ thống đánh lửa Trên Toyota và hệ thống đánh lửa lập trình ESA của Toyota nếu không muốn đọc kiến thức quá “Hàn Lâm”.
Đây là hệ thống phun xăng thế hệ trung gian của động cơ xăng. Hiện nay, ta cũng thấy còn rất nhiều động cơ trang bị hệ thống phun xăng này, như Toyota Fortuner 2018, 2019 hay Ford Ecosport hay thậm chí Honda Civic 2.0 không sử dụng công nghệ Turbo tăng áp.
Nguyên nhân không phải là do các hãng họ không đủ điều kiện trang bị mà là để cạnh tranh về giá. Đồng thời, các động cơ hút khí tự nhiên thường mang lại cảm giác tăng tốc tốt hơn rất nhiều so với động cơ tăng áp (Như Lexus GX470 2018 vẫn sử dụng động cơ 4.7L hút khí tự nhiên).
Và trong các hệ thống phun xăng điện tử, hệ thống phun xăng điện tử đa điểm MPI được sử dụng phổ biến nhất. Nguyên nhân đó là để đảm bảo nhiên liệu được hòa trộn tốt nhất do nếu phun 1 lần thì quá nhiều lượng nhiên liệu thì không khí đi vào không đủ để hòa trộn với hoàn toàn lượng nhiên liệu đó, ta chia nhỏ lượng nhiên liệu phun vào thường là phun ngay đường ống nạp và phun ngay trước Xupap để đảm bảo nhiên liệu hòa trộn tốt nhất và Tài liệu Cấu tạo hệ thống đánh lửa và hệ thống nhiên liệu trên ô tô Audi cũng chỉ giới thiệu về hệ thống phun xăng MPI cho chúng ta à (Để Ad tìm thêm về các thế hệ phun xăng khác xem).
Khỏi nói rồi, đối với một dòng xe sang thì chắc chắn hệ thống phun dầu này trên động cơ là hệ thống phun dầu sử dụng thanh tích áp Commonrail. Việc sử dụng thanh tích áp Rail sẽ giúp áp suất phun trong từng máy ổn định hơn rất nhiều và do đó, độ ồn cũng như sự rung động cũng giảm thiểu rõ rệt và đảm bảo đủ lượng nhiên liệu phun theo tín hiệu của bộ điều khiển phun dầu EDU.
Chi tiết mà Tài liệu Cấu tạo hệ thống đánh lửa và hệ thống nhiên liệu trên ô tô Audi đề cập đó chính là Bugi trong động cơ xăng và động cơ Diesel. Bugi trong động cơ xăng thì khá đơn giản rồi nên không cần nói làm chi. Tại sao động cơ Diesel cũng có Bugi, câu trả lời đó chính là Bugi xông. Bugi này giúp làm nóng buồng cháy do hòa khí của động cơ Diesel chỉ cháy khi nhiệt độ và áp suất phải rất cao.
Nói chung, các bác lấy Tài liệu Cấu tạo hệ thống đánh lửa và hệ thống nhiên liệu trên ô tô Audi về tìm hiểu chơi nè.
Cấu tạo động cơ đốt trong ĐH SPKT TPHCM
Giáo trình điện động cơ và ô tô ĐH Hưng Yên
Tài liệu cấu tạo các hệ thống điện thân xe ô tô Porsche
Tài liệu đào tạo KIA về hệ thống điện trên động cơ ô tô
Để lại một bình luận