Tài liệu về cảm biến và hệ thống điều khiển động cơ ô tô Mistubishi sẽ giúp các bác tìm hiểu sơ lược về đặc trưng kết cấu và nguyên lý hoạt động cũng như chức năng hoạt động và cách thức làm việc của các thiết bị điện tử hoạt động trên động cơ. Các bác tìm hiểu sơ trước rồi lấy Tài liệu về cảm biến và hệ thống điều khiển động cơ ô tô Mistubishi về tham khảo thêm nhé.
Trước tiên vào nội dung của Tài liệu về cảm biến và hệ thống điều khiển động cơ ô tô Mistubishi, các bác và Ad cùng tìm hiểu sơ lược qua về hệ thông quản lý và điều khiển động cơ trên ô tô nhé.
Các bác đã tìm hiểu và học qua môn học Lý thuyết động cơ đốt trong thì sẽ biết là động cơ đốt trong sẽ phải hoạt động ở nhiều chế tải khác nhau để đáp ứng được điều kiện di chuyển trên mặt đường. Chính vì thế, ta luôn phải có một số cơ chế để thay đổi các thông số làm việc trong các hệ thống của dộng cơ nhất là hệ thống phối khí và hệ thống nhiên liệu động cơ.
Các động cơ đời cũ thường sẽ tận dụng sự chuyển động của các chi tiết cơ khí để thay đổi tình trạng làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong. Ví dụ như hệ thống nhiên liệu ta sẽ sử dụng bộ chế hòa khí để thay đổi Tỷ lệ hòa khí của động cơ đốt trong. Tuy nhiên, với sự phát triển đột phá của nghành công nghệ điện tử và điều khiển tự động. Nghành công nghệ ô tô đã áp dụng được rất nhiều thành tựu của lĩnh vực điều khiển tự động để tối ưu các tình trạng hoạt động của động cơ ô tô và cũng từ đó, các hệ thống điều khiển và quản lý động cơ ra đời.
Các hệ thống quản lý động cơ có thể được kể đến như hệ thống phun xăng điều khiển điện tử EFI, hệ thống điều khiển đánh lửa sớm ESA, hệ thống điều khiển phối khí điện tử (mỗi hãng sẽ có 1 tên gọi khác nhau như là VVT-i của Toyota, Valvetronic của BMW hay Variocam trên các dòng xe của tập đoàn Volkswagen,…).
Trước tiên,Tài liệu về cảm biến và hệ thống điều khiển động cơ ô tô Mistubishi sẽ giúp các bác tìm hiểu về cấu tạo cơ bản và chức năng cũng như nhiệm vụ của các cảm biến được sử dụng trên động cơ ô tô. Trong 1 hệ thống điều khiển điện tử trên động cơ ô tô thường sẽ được chia làm 3 phần chính, đầu tiên là bộ phận thu thập thông số đầu vào (thường sẽ gồm các cảm biến), bộ phận xử lý thông tin (Bộ điều khiển trung tâm ECU, bộ điều khiển các hệ thống quản lý động cơ khác) và bộ phận chấp hành như kim phun, van điện từ,…
Phần đầu tiên này sẽ giúp các bác tìm hiểu về cấu tạo của các chi tiết cảm biến được sử dụng trên động cơ đốt trong ô tô. Ở phần này, các bác sẽ được tìm hiểu về cấu tạo, đặc điểm kết cấu, phân loại cũng như chức năng và nguyên lý hoạt động của các cụm chi tiết cảm biến trên động cơ ô tô như Cảm biến lưu lượng khí nạp MAF, cảm biến áp suất đường ống nạp MAP, cảm biến trục khuỷu – trục cam, cảm biến nhiệt độ nước làm mát ,… Các bác lấy Tài liệu về cảm biến và hệ thống điều khiển động cơ ô tô Mistubishi về tìm hiểu thêm nhé.
Phần tiếp theo của Tài liệu về cảm biến và hệ thống điều khiển động cơ ô tô Mistubishi sẽ giúp các bác tìm hiểu về bộ điều khiển trung tâm ECU và giúp các bác tìm hiểu về cách đọc và xử lý tín hiệu cảm biến, cách giám sát tín hiệu và theo dõi tình trạng hoạt động của các hệ thống điều khiển điện tử trong động cơ.
Bộ điều khiển ECU không những thu thập, xử lý tín hiệu được các cảm biến truyền đến. Mà còn phải đọc hiểu và xử lý thông tin để đưa ra tín hiệu điều khiển cho các bộ cơ cấu chấp hành trên động cơ. Tài liệu về cảm biến và hệ thống điều khiển động cơ ô tô Mistubishi sẽ giúp các bác tìm hiểu về các loại tín hiệu mà bộ ECU truyền cho bộ chấp hành và cách thức giám sát cũng như theo dõi tình trạng hoạt động của hệ thống ra sao. Các bác lấy Tài liệu về cảm biến và hệ thống điều khiển động cơ ô tô Mistubishi về tìm hiểu thêm nhé.
Phần tiếp theo của Tài liệu về cảm biến và hệ thống điều khiển động cơ ô tô Mistubishi sẽ giúp các bác tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống điều khiển trên động cơ ô tô.
Hệ thống đầu tiên Tài liệu về cảm biến và hệ thống điều khiển động cơ ô tô Mistubishi giới thiệu đó là hệ thống điều khiển bướm ga và tốc độ cầm chừng trên động cơ ô tô. Hiện nay, rất ít động cơ còn sử dụng bướm ga dạng cáp và hầu như đều chuyển sang bướm ga điện tử (Toyota họ hay gọi là ETCS-i).
Lúc này, thay vì người lái tác động lực lên bàn đạp ga và từ đó độ mở bướm ga sẽ mở tương ứng với góc đạp của người lái. Nhược điểm của bộ này đó chính là độ chính xác không cao và cần phải bảo trì bảo dưỡng thường xuyên. Chính vì vậy, thay vì sử dụng bộ dẫn động cáp, các nhà sản xuất ô tô đã thay thế bằng một cảm biến đặt ở bàn đạp chân ga, khi người lái tác dụng lực lên bàn đạp, góc mở bướm ga sẽ truyền tín hiệu đến bộ điều khiển ECU động cơ và tiến hành tính toán theo các thông số điều kiện làm việc để tối ưu tình trạng vận hành của động cơ ô tô.
Ưu điểm nổi bật nhất của hệ thống bướm ga điện tử đó chính là tín hiệu có độ chính xác cao, cấu tạo đơn giản và dễ dàng bảo trì – bảo dưỡng và sửa chữa. Bên cạnh đó, Ưu điểm lớn nhất hệ thống này đó chính là ta có thể loại bỏ vai trò của bộ điều khiển không tải ISC trên động cơ ô tô bằng cách ECU động cơ luôn để mở 1 góc nhất định để đảm bảo lượng hòa khí vào động cơ có thể duy trì chế không tải 1 cách tối ưu nhất. Các bác lấy Tài liệu về cảm biến và hệ thống điều khiển động cơ ô tô Mistubishi về tham khảo thêm nhé.
Bên cạnh đó. Tài liệu về cảm biến và hệ thống điều khiển động cơ ô tô Mistubishi sẽ giúp các bác tìm hiểu thêm về một số hệ thống điều khiển động cơ khác như điều khiển ngắt phun nhiên liệu, điều khiển máy khởi động, máy nén AC, hệ thống đánh lửa,…
Phần cuối cùng của Tài liệu về cảm biến và hệ thống điều khiển động cơ ô tô Mistubishi sẽ giúp các bác tìm hiểu về cấu tạo của hệ thống thông tin trên động cơ ô tô. Thông thường, nếu cần truyền dữ liệu của bộ cảm biến qua các hệ thống điều khiển điện tử với nhau, ta sẽ phải cần dây tín hiệu kết nối từ cảm biến đến các bộ điều khiển đó và điều đó sẽ làm số lượng dây diện trên động cơ ô tô trở nên rất nhiều. Để giảm tải vấn đề phát sinh đó, Bosch đã nghiên cứu ra một hệ thống truyền thông tin Can bus. Các bác lấy Tài liệu về cảm biến và hệ thống điều khiển động cơ ô tô Mistubishi về tìm hiểu thêm nhé do bài viết cũng khá dài rồi.
Tổng quan về hệ thống phun xăng điện tử trên xe ô tô
Hệ thống phun xăng điện tử EFI trên xe máy hiện đại
Tài liệu BOSCH về phát triển thế hệ phun xăng điện tử EFI
Tài liệu BOSCH về hệ thống phun xăng điện tử trên đường ống nạp
Để lại một bình luận