Tài liệu Đồ án kiểm nghiệm hệ thống phanh khí nén ô tô ZIL-130 sẽ giúp ta tìm hiểu về trình tự thiết kế của hệ thống phanh khí nén ô tô ZIL-130. Đó là cơ sở để ta hiểu hơn về giáo trình thiết kế hệ thống phanh trên ô tô và là nguồn tài liệu tham khảo phù hợp cho đồ án môn học thiết kế hệ thống phanh khí nén ô tô khác.
Xe ZIL-130 do nhà máy chế tạo ô tô mang tên “Li Kha Trốp” sản xuất năm 1964. Xe được đưa vào Việt Nam sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự. Đây là loại xe vận tải 2 cầu chủ động (6 x 6), có tính năng cơ động cao, hoạt động tốt trên tất cả các loại địa hình. Xe có thể hoạt động tốt trong điều kiện khí hậu khác nhau, cụ thể hoạt động hiệu quả trong môi trường có nhiệt độ xung quanh trong phạm vi từ -40oC đến +50oC..
Và theo đó, tài liệu Đồ án kiểm nghiệm hệ thống phanh khí nén ô tô ZIL-130 còn giúp ta tìm hiểu về các hệ thống cơ bản trên ô tô. Ví dụ như hệ thống truyền lực trên ô tô ZIL-130 sử dụng đó là bộ truyền ly hợp ma sát 1 đĩa, dẫn động cơ khí và hộp số sàn 5 cấp với bộ truyền lực chính kép, bố trí trung tâm có cặp bánh răng côn trụ và tỷ số truyền lực chính là 7.339. Nguyên nhân có cặp tỷ số truyền đó là do đây là ô tô tải và ô tô tải cần có moment xoắn lớn chứ không cần quá yêu cầu về tốc độ tối đa nên việc nâng cao tỷ số truyền để tăng lực kéo thì khá đúng. (Do dùng bộ truyền lực kép mà)
Nãy giờ lạc đề quá rồi, tài liệu Đồ án thiết kế hệ thống phanh khí nén ô tô ZIL-130 sẽ giúp ta tìm hiểu về hệ thống phanh trên ô tô ZIL-130. Hệ thống phanh sử dụng trên ô tô luôn có 2 phần. Hệ thống phanh chính và phanh phụ, hệ thống phanh chính trên ô tô ZIL-130 đó là hệ thống phanh sử dụng cơ cấu phanh guốc và dẫn động phanh khí nén. Phanh phụ (Phanh đỗ) của ô tô ZIL-130 đó là hệ thống phanh guốc dẫn động cơ khí.
Hệ thống phanh trên xe ZIL-130 là hệ thống phanh khí nén một dòng, với điều kiện khí hậu Việt Nam nóng và ẩm cho nên độ tin cậy của hệ thống phanh xe ZIL-130 là không cao, bên cạnh đó trong thực tế sử dụng bộc lộ những nhược điểm cần khắc phục. Vì vậy việc thiết kế cải tiến hệ thống phanh trên xe ZIL-130 là cần thiết.
Như đã tìm hiểu về cấu tạo hệ thống phanh trên ô tô thì hệ thống phanh được chia làm 2 phần chính: Cơ cấu phanh và dẫn động phanh. Cơ cấu phanh là chi tiết thực hiện quá trình phanh, dẫn động phanh là chi tiết giúp truyền lực phanh từ người lái xuống để vận hành cơ cấu phanh.
Khi thiết kế hệ thống phanh ô tô, ta cũng phân biệt lần lượt tìm hiểu 2 phần chính đó là cơ cấu phanh và dẫn động phanh.
Khi kiểm nghiệm cơ cấu phanh guốc, do áp lực phanh tác dụng khá phức tạp và để đơn giản bài toán ta đặt ra các giả thiết sau:
Tiếp theo, tài liệu Đồ án kiểm nghiệm hệ thống phanh khí nén ô tô ZIL-130 sẽ giúp ta lần lượt đi vào tìm hiểu các quy trình thiết kế của cơ cấu phanh guốc. Ngoài việc tìm hiểu các trình tự thiết kế thì quá đơn giản rồi. Ad chỉ giúp ta nắm cái mấu chốt này thôi, cơ cấu guốc phanh chuyển đổi từ động năng sang nhiệt năng khi phanh xe. Khi tiến hành phanh xe thì ô tô má phanh ép vào trống phanh và theo nguyên lý ma sát sẽ sinh ra nhiệt. Động năng được chuyển sang nhiệt năng và khi mất năng lượng ra bên ngoài nên tốc độ ô tô sẽ chậm lại. Đây mới là bản chất của quá trình phanh, việc tính toán cho guốc phanh có thể khác với việc tính toán cho phanh đĩa hoặc phanh điện từ trên ô tô du lịch 40 chỗ tuy khác cơ chế thế nhưng bản chất quá trình phanh là không thay đổi.
Phần thứ 2 của tài liệu Đồ án kiểm nghiệm hệ thống phanh khí nén ô tô ZIL-130 là giúp ta tính toán về dẫn động phanh trên ô tô ZIL-130.
Tại sao hệ thống phanh trên ô tô ZIL-130 sử dụng hệ thống phanh khí nén thay vì hệ thống phanh dẫn động phanh thủy lực. Nguyên nhân đó là do cơ chế 2 loại dẫn động phanh khác nhau. Dẫn động phanh thủy lực là sử dụng lực từ bàn đạp phanh tiến hành phanh xe, như những ô tô tải như ZIL-130 thì cơ cấu phanh rất lớn, nếu sử dụng hệ thống phanh thủy lực thì lực cần thiết tác dụng lên bàn đạp phanh rất lớn. Chính vì thế, ta mới thay thế và sử dụng hệ thống phanh dẫn động khí nén, lúc đó lực người lái chỉ là cần thiết để mở van khí và từ đó giảm được lực cần thiết tác dụng lên bàn đạp phanh.
Một ưu điểm của hệ thống phanh khí nén nữa đó chính là tận dụng được khả năng nén được của khí nén. Chính vì do khí có thể nén được nên sẽ có độ trễ nhất định, ta tận dụng điều đó để phanh cầu sau của ô tô trước và phanh cầu trước ô tô sau. 1 nhược điểm đã chuyển hóa thành 1 ưu điểm, rất hay phải không nào.
Hệ thống phanh khí nén cũng có những nhược điểm rất lớn như hệ thống phanh khí nén ô tô có kết cấu vô cùng phức tạp và rất khó bố trí trên các xe có kích thước tổng thể tầm trung và chính vì có độ trễ nhất định của dòng khí nén nên hệ thống phanh khí nén không phù hợp trên các ô tô du lịch cỡ nhỏ.
Tài liệu Đồ án kiểm nghiệm hệ thống phanh khí nén ô tô ZIL-130 cũng có phân tích rất chi tiết, đặt vấn đề và đưa ra các phương án cải tiến cho hệ thống phanh cho phù hợp với môi trường vận hành tại Việt Nam.
Pass giải nén: tailieuoto.vn [Ad có chú thích ở mục Winrar ấy]
Khảo sát hệ thống phanh ABS trên ô tô Toyota Vios
Đồ án thiết kế hệ thống phanh Brake By Wires
Hướng dẫn sửa chữa hệ thống phanh trên ô tô
HỆ THỐNG PHANH ĐIỆN TỪ XE BUÝT THACO TB120SL
Để lại một bình luận