Tài liệu Cấu tạo hệ thống phát lực động cơ trên ô tô Audi sẽ giúp ta tìm hiểu tổng quan đến chi tiết các kết cấu đặc trưng trong cấu tạo hệ thống phát lực động cơ trên ô tô Audi. Từ đó, giúp ta có khả năng so sánh cấu tạo đặc trưng của hệ thống phát lực động cơtrên ô tô Audi với giáo trình ta đã học hoặc với hệ thống phát lực của các hãng xe khác.
Tài liệu Cấu tạo hệ thống phát lực động cơ trên ô tô Audi không quá dài do Tài liệu Cấu tạo hệ thống phát lực động cơ trên ô tô Audi đã bỏ qua nghiên cứu và phân tích về nguyên lý làm việc của hệ thống phát lực trên động cơ ô tô mà đi sâu vào phân tích kết cấu đặc trưng của hệ thống phát lực động cơ trên ô tô Audi thui nhén. Nên bác nào cần tìm hiểu về nguyên lý làm việc của hệ thống phát lực có thể tham khảo ở 2 giáo trình sau hoặc truy cập vào ĐÂY để đọc bài viết về hệ thống phát lực.
Giáo trình Kết cấu động cơ đốt trong ô tô ĐH bách Khoa TPHCM
Giáo trình Cấu tạo động cơ đốt trong ĐH SPKT TPHCM
Nếu như ai chưa biết về hệ thống phát lực thì các bác tham khảo ở giáo trình nhé. Còn ai đã biết về hệ thống phát lực rồi đều biết hệ thống phát lực trên động cơ ô tô được chia làm 3 cụm chi tiết chính:
Mỗi 1 cụm chi tiết có 1 vai trò làm việc khác nhau để giúp cung cấp động năng nén hòa khí và cùng với hệ thống cố định tạo buồng đốt cho động cơ ô tô để sinh công cho động cơ sử dụng. Các bác và Ad đi vào tìm hiểu cụm chi tiết đầu tiên nhé.
Đây là cụm chi tiết quan trọng nhất động cơ. Chính vì thế mà nhiệm vụ của nó cũng quan trọng không kém. Piston trong hệ thống phát lực sẽ kết hợp với Thân máy và Nắp quy lát động cơ để tạo thành BUỒNG CHÁY ĐỘNG CƠ để nén hòa khí và đốt cháy hòa khí sinh công cho động cơ.
Cụm chi tiết trục khuỷu – Bánh đà được xem là chi tiết đắc tiền nhất trong động cơ ô tô. Đối với các động cơ đời cũ, giá thành của trục khuỷu ô tô chiếm tới khoảng hơn 30% giá thành cấu tạo nên động cơ. Đủ để thấy tầm quan trọng của việc bảo quản và sử dụng trục khuỷu hén.
Ad cũng sẽ giới thiệu sơ lược về nhiệm vụ và vai trò của cụm chi tiết trục khuỷu – bánh đà cho các bác nắm sơ.
Trục khuỷu ô tô có nhiệm vụ biến chuyển động tịnh tiến của Piston thông qua thanh truyền thành chuyển động quay để tạo ra moment xoắn cho trục đầu vào của hộp số ô tô để tiến hành giảm tốc tăng lực kéo giúp ô tô di chuyển.
Đủ để thấy, trục khuỷu có vai trò rất quan trọng. Nếu vì 1 lý do nào đó mà trục khuỷu cân bằng động không tốt thì sẽ gây ra rất nhiều vấn đề bên trong động cơ. Chính vì lý do đó, bản thân trục khuỷu sẽ được đúc liền các chi tiết cân bằng động và ta phải đảm bảo tất cả các má khuỷu phải cân bằng với nhau.
Như chúng ta đã tìm hiểu ở môn học SỨC BỀN VẬT LIỆU, các tải trọng động nguy hiểm hơn tải trọng tĩnh rất nhiều do tải trọng động sẽ gây phá hủy vật liệu rất nhanh khi có va đập và cũng làm vật liệu “Mỏi” nhanh hơn so với tải trọng tĩnh (Ai học về vật liệu học hay sức bền sẽ biết hiện tượng mỏi của vật liệu).
Để đảm bảo tính cân bằng tuyệt đối, trục khuỷu trên động cơ ô tô Audi được thiết kế thêm chi tiết giảm rung động (Vibration damper) để hạn chế sự chuyển động tối đa của trục khuỷu khi ô tô đi vào các điều kiện vận hành nhất định. Điều này giúp ổn định cả hệ thống phát lực chứ không chỉ là trục khuỷu do tất cả sự rung động đều được đưa xuống tới trục khuỷu.
Chi tiết tiếp theo mà Tài liệu Cấu tạo hệ thống phát lực động cơ trên ô tô Audi giới thiệu với chúng ta đó chính là cụm chi tiết Piston. Thiết kế các cụm chi tiết Piston trong hệ thống phát lực được xem là khó khăn nhất trong việc thiết kế động cơ đốt trong do đây là chi tiết có điều kiện làm việc ngặt nghèo nhất đồng thời điều kiện bôi trơn và làm mát cũng là hạn chế nhất trong tất cả các cụm chi tiết trong động cơ nói riêng và trong ô tô nói chung. Ad ví dụ sơ về yêu cầu vật liệu của Piston nhén, do tiếp xúc trực tiếp với khí cháy với nhiệt độ gần 2 – 3000 độ C nên vật liệu chế tạo Piston phải chịu được nhiệt tốt đồng thời co giãn vì nhiệt của vật liệu chế tạo Piston cũng phải hợp lý tránh hiện tượng kẹt Piston (Rupe máy). Tài liệu Cấu tạo hệ thống phát lực động cơ trên ô tô Audi liệt kê rất kỹ từng chi tiết trong cụm chi tiết Piston đồng thời có nêu rõ về nhiệm vụ – vai trò và yêu cầu dối với từng chi tiết đó. Các bác lấy về tìm hiểu là hiểu à (Với điều kiện đọc tiếng anh được nhén hihi).
Đối với một số kết cấu Piston, ta sẽ thấy họ bôi trơn Piston bằng cách sử dụng đường dầu đi từ trục khuỷu lên thanh truyền và đến chốt Piston hoặc theo nguyên tắc vung tóe dầu để đưa dầu bôi trơn lên xung quanh lót xylanh. Sau đó, nhờ sự hỗ trợ của Xéc măng dầu giúp cạo dầu xuống và tạo thành 1 mảng dầu từ đó bôi trơn cho chi tiết Piston, ta rất ít gặp các kênh làm mát cho chi tiết Piston. Thế nhưng, đối với hệ thống phát lực trên ô tô Audi thì họ còn bố trí được cả 1 kênh làm mát bằng dầu bôi trơn và đi vào bên trong của Piston để bôi trơn cho Xéc măng và đầu Piston do đó tránh được hiện tượng bó kẹt Piston trong động cơ.
Tùy theo từng hệ thống nhiên liệu trên động cơ Audi mà sẽ có những kêt cấu đỉnh Piston phù hợp với tình trạng hoạt động của động cơ đó. Ví dụ như những động cơ phun xăng điện tử EFI thì ta cần bố trí kết cấu buồng cháy sao cho áp suất cháy phân bố đều nhất, đối với hệ thống phun dầu điện tử thì ta cần thiết kế đỉnh Piston sao cho tạo ra xoáy dòng tốt nhất trong buồng cháy để quá trình hòa trộn tốt nhất đối với động cơ phun xăng trực tiếp GDI thì cũng như vậy, ta phải thiết kế đỉnh Piston sao cho hướng dòng khí nạp lên vị trí gần đầu Bugi nhất càng tốt,…
Sau đó, Tài liệu Cấu tạo hệ thống phát lực động cơ trên ô tô Audi còn giúp ta tìm hiểu về 1 chi tiết rất ơi là quan trọng khác nữa đó chính là cụm chi tiết thanh truyền. Đây được coi là chi tiết có chuyển động phức tạp nhất trong hệ thống phát lực động cơ ô tô. Nếu có học môn học Nguyên Lý Máy rồi thì ta sẽ biết thanh truyền chuyển động theo quỹ đạo chuyển động song phẳng. Còn về chuyển động song phẳng là gì các bác tìm hiểu ở môn học đó nhé bài viết này không đủ chỗ để nói cái lý thuyết chuyên sâu đó hihi. Chính vì thế, đây cũng là chi tiết “Dễ tổn thương nhất”. Như khi ta bị thủy kích khi đi vào đường ngập nước. Nếu ta không biết cách xử lý ô tô khi đi vào đường ngập nước thì khi nước vào động cơ mà ráng đề máy thì nguy cơ cong thanh truyền rất là cao. Và thanh truyền cũng là một trong các chi tiết quyết định tỷ số nén trong động cơ. Việc sử dụng 1 thanh truyền như thế nào sẽ trực tiếp quyết định đến loại hình và mục đích sử dụng của động cơ. Đối với các động cơ thanh truyền ngắn thường sử dụng cho động cơ xe đua để giảm quán tính. Đối với thanh truyền dài thường sử dụng cho động cơ tàu thủy để đẩy cao tỷ số nén giúp sinh moment lớn cho động cơ. Ô tô thì thanh truyền có chiều dài “Giữa giữa”. Để hiểu cái này hơn thì các bác tìm hiểu thêm ở môn học thiết kế động cơ đốt trong nhén.
Phần tiếp theo của Tài liệu Cấu tạo hệ thống phát lực động cơ trên ô tô Audi sẽ giúp ta tìm hiểu về các hệ thống dây đai truyền động trong động cơ ô tô Audi. Tất cả các đai truyền động trên đều lấy công từ Pulley trục khuỷu cả nên các bác nên nhìn từ trục khuỷu ra sẽ dễ hơn. Để căng đai tốt, thì ta phải có chi tiết căng đai hoặc xích giúp luôn giư được độ căng đai và độ căng xích để giảm bớt hiện tượng trùng dẫn đến việc tổn hao khi truyền bằng các bộ truyền trên.
Để đảm bảo hệ thống phát lực động cơ trên ô tô được cân bằng hoàn hảo. Ô tô Audi trang bị thêm 2 trục cân bằng ăn khớp với bánh đà ô tô bằng khớp răng. Đây được coi là 1 sự cải tiến về cân bằng động trong động cơ ô tô trong khi hầu hết các hãng xe Châu Á đều rất lười làm chi tiết này (Lười thui nhé, chứ họ làm được). Việc có 2 trục cân bằng triệt tiêu dao động ngang và sự rung lắc động cơ sẽ giúp động cơ hoạt động rất ổn định và từ đó giảm được rung lắc đáng kể cũng như tiếng ồn phát ra từ động cơ.
Gõ mỏi tay quá, Ad chỉ nói sơ về như vậy, các bác lấy Tài liệu Cấu tạo hệ thống phát lực động cơ trên ô tô Audi về tìm hiểu nhé. Đảm bảo không phí Thời gian của các bác đâu.
Cấu tạo động cơ 1.0l TFSI trang bị trên ô tô Audi
Cấu tạo động cơ N26 trang bị trên BMW Series 3 GT
Cấu tạo động cơ Diesel 6.7L trang bị trên ô tô F150 Ford
Cấu tạo động cơ 1NZ-FE trang bị trên Toyota Vios
Để lại một bình luận