Cấu tạo nắp quy lát trên động cơ ô tô là một cụm chi tiết trong hệ thống cố định của động cơ đốt trong. Có nhiệm vụ và vai trò cũng khá quan trọng trong động cơ đốt trong. Vậy, các bác cùng Ad tìm hiểu thử xem Cấu tạo nắp quy lát trên động cơ ô tô Audi có những đặc trưng kết cấu gì nhén.
Như Ad đã đề cập ở phía trên, nắp quy láp là 1 trong các cụm chi tiết trong hệ thống cố định. Chính vì thế, nhiệm vụ đầu tiên của nắp quy lát đó chính là bệ đỡ cho các chi tiết trong động cơ đốt trong mà cụ thể ở đây đó chính là bệ đỡ cho các cụm chi tiết trong hệ thống phối khí động cơ.
Nhiệm vụ thứ 2 của nắp quy lát trên ô tô đó chính là cùng với các chi tiết thân máy và hệ thống phát lực động cơ ô tô tạo thành Buồng cháy cho động cơ để đốt cháy nhiên liệu sinh công cho động cơ.
Từ đó, ta có thể thấy được nhiệm vụ của nắp quy lát trên động cơ ô tô vô cùng quan trọng. Nếu vì 1 lý do nào đó mà nắp quy lát bị hở (Hay còn gọi là thổi ron nắp quy lát) thì hiệu suất quá trình cháy sẽ giảm thiểu đáng kể và từ đó. Động cơ sẽ mất công suất và tiêu hao nhiên liệu hơn rất nhiều. Hơn thế nữa, nếu dàn nắp quy lát không đủ chắc chắn và thỏa mãn các yêu cầu giãn nở vì nhiệt mà để lọt các chi tiết vào sâu bên trong buồng cháy sẽ làm hư hỏng đến các chi tiết khác trong động cơ.
Tài liệu Cấu tạo nắp quy lát trên động cơ ô tô Audi chỉ đi vào phân tích cấu tạo và kết cấu đặc trưng của nắp quy lát trên động cơ ô tô Audi thui. Còn các bác nào muốn tìm hiểu sâu hơn về nắp quy lát (Yêu cầu, tiêu chuẩn thiết kế nắp quy lát,…) các bác hãy tìm hiểu sâu hơn trong các giáo trình tài liệu kết cấu động cơ đốt trong nhé.
Kết cấu động cơ đốt trong ô tô ĐH bách Khoa TPHCM
Cấu tạo động cơ đốt trong ĐH SPKT TPHCM
Nắp quy lát thật ra là 1 khối nhôm (Hầu hết động cơ trên ô tô Audi hiện nay đề thích sử dụng vật liệu nhôm thay cho các vật liệu gang thép nếu có thể để giảm thiểu khối lượng của động cơ xuống, như ta đã biết ở bài viết trước thìthân máy động cơ Audi vẫn là sử dụng vật liệu nhôm).
Thật ra vật liệu nhôm cái gì cũng tốt như khối lượng riêng nhẹ, hệ số dãn dài cũng không lớn và bằng các phương pháp chế tạo hợp kim nhôm ta có thể khắc phục hầu hết các nhược điểm của vật liệu nhôm nhưng vật liệu gang thép lại không thể làm được điều mà vật liệu nhôm mang lại được. Để hiểu hơn thì các bác đọc lại bài viết về Kết cấu hệ thống cố định trên động cơ ô tô nhé.
Trong nắp quy lát có 1 chi tiết vô cùng vô cùng quan trọng đó chính là Bulong nắp quy lát. Bulong nắp quy lát trên động cơ ô tô sẽ quyết định độ kín khít của nắp máy và thân máy. Việc siết Bulong nắp quy lát 1 cách bừa bãi và không theo quy luật sẽ làm cho nắp quy lát không kín khít và cứ mỗi lần tháo ra xiết lại như vậy, ta lại tốn 1 tấm ron quy lát (Phốt làm kín nắp máy và thân máy)cho mỗi lần tháo – lắp này. Và để hạn chế việc tháo lắp liên tục nắp máy, trên động cơ ô tô Audi thường có trang bị thêm chi tiết “Bulong điều chỉnh” trên đầu của Bulong nắp quy lát. Điều này giúp điều chỉnh giá trị lực kéo phù hợp và chính xác giữa các Bulong nắp quy lát với nhau và hạn chế tối đa sai sót làm phải tháo và xiết các Bulong nắp máy.
Câu hỏi đặt ra là, nắp máy của động cơ xăng có giống như nắp máy của động cơ Diesel không? Câu trả lời là không đâu. Nắp quy lát của động cơ Diesel cần phải chịu một áp lực cháy lớn hơn so với nắp quy lát của động cơ xăng rất nhiều. Chính vì thế, các kênh làm mát và kênh bôi trơn cho hệ thống làm mát và bôi trơn động cơ hoạt động của động cơ Diesel thường nhiều hơn động cơ xăng khá nhiều và vật liệu chế tạo nắp quy lát động cơ Diesel thường là gang thép so với động cơ xăng thường là nhôm. Đủ thấy sự khác nhau rõ rệt về cấu tạo động cơ là như thế nào rồi.
Bên cạnh đó, nắp quy lát có 1 nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó chính là kết hợp với Piston của hệ thống phát lực vàthân máy động cơ tạo thành buồng cháy và hình dạng buồng cháy hầu hết đều được quyết định bởi nắp máy. Đối với các hệ thống phun dầu điều khiển điện tử hiện đại thì ta có thể thấy kết cấu buồng cháy của động cơ xăng và Diesel có thể tương đồng. Nhưng đối với các động cơ ô tô thương mại hay động cơ Diesel có moment xoắn lớn thì thường ta sẽ thiết kế một buồng cháy trên cả nắp quy lát, ta gọi đó là buồng cháy dự bị. Buồng cháy dự bị này có vai trò rất lớn đến việc đảm bảo nhiệt độ vận hành tối ưu của động cơ khi động cơ chưa đạt được đến điều kiện vận hành tối ưu. Các bác có thể tìm hiểu kỹ hơn ở giáo trình cấu tạo động cơ nhé.
Chi tiết tiếp theo mà tài liệu Cấu tạo nắp quy lát trên động cơ ô tô Audi giới thiệu vơi chúng ta đó chính là ron nắp quy lát. Đây được coi là chi tiết “Khó chịu” nhưng cũng là quan trọng nhất trong nắp quy lát động cơ ô tô. Vật liệu cấu tạo nên ron nắp quy lát là vật liệu mềm, khi ta siết các Bulong nắp quy lát vào thân máy. Ron quy lát này sẽ biến dạng theo lực siết của ta và từ đó làm kín khe hở giữa nắp quy lát và thân máy.
Chính vì thế, mà mỗi lần ta tháo – lắp động cơ đều phải thay mới Ron nắp quy lát (Do nhiều khi tháo – lắp ta đâu thể đảm bảo lực xiết ta y chang như lần trước). Để đảm bảo không có khe hở giữa thân máy và nắp máy ta sẽ sử dụng 1 tấm ron quy lát mới hoàn toàn. Bên cạnh đó, Ron quy lát cũng là chi tiết chứa dầu bôi trơn để giúp bôi trơn để đảm bảo các chi tiết cơ khí không tiếp xúc trực tiếp với nhau (Nếu các chi tiết tiếp xúc trực tiếp với nhau quá lâu khi muốn tháo thì rất là khó tháo do các chi tiết cơ khí thường có xu hướng tạo ứng suất lên nhau).
Một chi tiết cuối cùng mà tài liệu Cấu tạo nắp quy lát trên động cơ ô tô Audi giới thiệu với chúng ta đó chính là trục cam động cơ. Trục cam trên hệ thống phối khí được coi là “Xương sống” của cả hệ thống y như “Trục khuỷu” trên hệ thống phát lực. Tất cả các chi tiết trong hệ thống phối khí hầu hết đều được dẫn động bởi trục cam động cơ (Trừ công nghệ Variocam hoặc các công nghệ điều khiển điện tử).
Trên trục cam có một chi tiết vô cùng quan trọng đó là các vấu cam. Đây là các chi tiết đóng vai trò đóng mở Xupap thực hiện quá trình trao đổi khí. Chính vì thế, biên dạng của vấu cam (Cam Profile) rất quan trọng. Nó sẽ quyết định thời gian đóng mở của Xupap và hiện nay ta cũng có nhiều loại vấu cam khác nhau. Đối với những xe đời cũ, vấu cam trên trục cam động cơ ô tô Audi được thiết kế sao cho mở mở sớm đóng muộn và đúng thời điểm hơn. Vậy câu hỏi đặt ra là Audi có sử dụng bộ điều khiển thời điểm phối khí trên trục cam động cơ ô tô không? Câu trả lời là có nhé. Việc sử dụng biên dạng cam khác nhau mục đích là để giúp mình tối ưu hóa quá trình nạp và thải khí. Sẽ không có ý nghĩa gì nếu ta không trang bị thêm bộ điều khiển thời điểm phối khí trên trục cam và ở Audi bộ điều khiển phối khí tên là Variocam.
Hầu hết các động cơ ô tô hiện nay đều sử dụng bộ truyền đai hoặc xích để trục khuỷu dẫn động trục cam động cơ. Thật ra sử dụng bộ truyền đai vẫn rất là tốt, ưu điểm nó chính là cấu tạo đơn giản hơn và ít chi tiết cơ khí cần thiết hơn nhưng sẽ rất ồn khi dây đai bị trùng do lực căng đai sẽ giảm dần theo thời gian và nhiều khi còn làm trễ thời gian phối khí. Đối với trục cam trên động cơ ô tô Audi, họ sử dụng nhiều cặp bộ truyền bánh răng để ăn khớp với nhau và dẫn động trục cam nạp và thải của động cơ. Ưu điểm này đó chính là hiệu suất truyền lực tuyệt vời, khắc phục được hiện tượng trượt của 2 bộ truyền trên và tiếng ồn cũng được khắc phục đáng kể. Nhưng nhược điểm bộ truyền này là “Kết cấu quá phức tạp”.
Bài viết cũng khá dài rồi, nói chung các bác lấy tài liệu Cấu tạo nắp quy lát trên động cơ ô tô Audi về đọc thêm nhé.
Hệ thống điều khiển thời gian phối khí VTT của Audi
Cấu tạo động cơ 1.0l TFSI trang bị trên ô tô Audi
Cấu tạo động cơ V6 TDI Biturbo của ô tô Audi
Đào tạo Xe Audi A6 và A8 sử dụng động cơ Hybrid
Để lại một bình luận