Tài liệu Tổng quan cơ bản về động cơ xăng trang bị trên ô tô là một phần của tài liệu BOSCH. Ad chỉ chắt lọc 1 ít ít trên mạng chứ không có “Xẻng” DOWNLOAD cả bộ tài liệu về (Gần 2 củ huhu).
Như Ad đã nói rất nhiều ở các tài liệu BOSCH, tài liệu đào tạo của BOSCH đi rất sâu vào vấn đề và đòi hỏi mình thực sự phải có kiến thức trong lĩnh vực đó. Khi đọc xong tài liệu BOSCH thì chỉ cần hiểu 30 – 40% thì ta cũng đã nắm 1 lượng kiến thức rất chi tiết về các hệ thống ví dụ như tài liệu phân tích về hệ thống Adaptive Cruise Control của BOSCH. Thậm chí, BOSCH còn chỉ luôn cách ta thiết kế Radar phát sóng như thế nào, cơ chế điều khiển ga tự động ra sao,… Tương tự tài liệu này cũng vậy, đọc xong tài liệu này các bác cũng sẽ hiểu rất tổng quan về các vấn đề cơ bản của động cơ xăng trang bị trên ô tô.
Do động cơ đốt trong 2 kỳ đã không được sử dụng trên ô tô nữa nên tài liệu BOSCH không thèm đề cập nữa. Bác nào muốn tìm hiểu nguyên lý hoạt động của động cơ 2 kỳ thì có thể liên hệ Ad (thông qua FB cho dễ nhé).
Nguyên lý hoạt động của động cơ 4 kỳ thì quá đơn giản rồi ai là dân ô tô cũng biết cả. Ad chỉ nói sơ thôi nhé còn bác nào chưa biết gì về ô tô thì tìm đọc giáo trình cấu tạo động cơ nhé. Trong đó ghi rất rõ á.
Động cơ 4 kỳ thì sẽ có 4 giai đoạn hoạt động: Hút – Nén – Nổ – Xả. Ta cần phải hút hòa khí vào trong buồng đốt (Thì hút) sau đó phải nén hòa khí đến 1 giá trị áp suất nhất định (Thì nén) và đánh lửa để đốt cháy nhiên liệu (Thì nổ) và cuối cùng là thải khí thải đã đốt ra ngoài buồng cháy (Thì thải).
Thực tế, thì nạp và thải khí không bao giờ là đủ (Do nạp và thải cần thời gian khá dài so với 2 thì còn lại). Nên thật tế, thì nạp và thì thải thường được kéo dài hơn so với 2 thì còn lại. Chính vì thế mới có câu “Mở sớm – Đóng muộn, Nạp đầy – Thải sạch”. Xupap sẽ mở sớm trong kỳ nạp và kỳ thải và thường sẽ đóng muộn trong 2 kỳ đó để đảm bảo động cơ nạp đầy đủ hòa khí và thải tối đa khí cháy ra ngoài buồng đốt.
Công nghệ giúp xupap mở sớm đóng muộn ta gọi đó là công nghệ thay đổi thời gian phối khí (Valve Timing). Thực tế thì công nghệ này cũng khá cũ rồi nhưng nó là bước đầu tiên để tối ưu quá trình nạp thải của động cơ ứng với từng điều kiện vận hành trên đường. Có rất nhiều tên gọi cho các công nghệ này nào là V-TEC, I-VTEC của Honda hay công nghệ VVT-i của Toyota, Huyndai thì ta có CVVT, BMW thì ta gọi là Vanos còn trên các động cơ Audi hay Porsche ta gọi là Variocam,… Tất cả đều thực hiện 1 nhiệm vụ duy nhất đó là tăng thời gian trao đổi khí trong xylanh động cơ.
Đây là các khái niệm vô cùng Cơ bản về động cơ xăng trang bị trên ô tô. Ta chưa cần biết 1 động cơ cần có gì, chỉ cần nắm sơ về cách động cơ hoạt động đã. Khi đó mới di tìm hiểu sâu vào. Để một động cơ xăng trang bị trên ô tô hoạt động được, thì cơ bản sẽ cần có những hệ thống nào. Tìm hiểu theo hướng này sẽ dễ hiểu hơn. Ví dụ: Để nạp – thải khí ta cầnhệ thống phối khí, để tạo thành buồng cháy cho động cơ ta cần hệ thống phát lực và hệ thống cố định. Để truyền được năng lượng đến trục sơ cấp hộp số ta cần hệ thống phát lực. Để giữ cho nhiệt độ động cơ cố định ta cần hệ thống làm mát và để cung cấp dầu nhờn ta cần hệ thống bôi trơn hay là cần cung cấp điện cho động cơ hoạt động (Đánh lửa và các tải điện trên động cơ) ta cần máy phát điện trên ô tô,…
Sau đó, tài liệu Tổng quan Cơ bản về động cơ xăng trang bị trên ô tô còn giúp ta tìm hiểu về một số khái niệm đặc trưng của động cơ đốt trong như tỷ số nén, đây là tỷ số thể hiện ra sức nén hòa khí trong xylanh. Đây là 1 thông số vô cùng quan trọng trong môn học lý thuyết động cơ do tất cả các quá trình tính toán (Tính toán nhiệt trong chu trình, công sinh ra trong chu trình,…) đều dựa vào con số tỷ số nén này hết. Tỷ số nén càng cao, hiệu suất nhiệt sẽ càng tốt điều đó chứng tỏ tại sao động cơ Diesel có hiệu suất nhiệt cao hơn so với động cơ Diesel (Do động cơ Diesel có tỷ số nén cao gấp rưỡi hoặc hơn động cơ xăng).
Bên cạnh đó, tài liệu tổng quan Cơ bản về động cơ xăng trang bị trên ô tô còn giới thiệu cho ta một khái niệm rất quan trọng đó chính là hệ số dư lượng không khí (Lamda). Đây là hệ số giúp ta nhận biết được mức độ loãng hay đặc của nhiên liệu trong hòa khí (Hòa khí là sự hòa trộn giữa nhiên liệu và không khí, tỷ lệ không khí và nhiên liệu là 14.7 được coi là lý tưởng, thấp hơn gọi là đặc và cao hơn gọi là loãng). Hệ số dư lượng không khí thấp hơn 1 ta gọi đây là hòa khí đặc, cao hơn 1 gọi là hòa khí loãng.
Tìm hiểu cái này rất quan trọng do cái này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về đặc tính của động cơ đốt trong. Nếu ta đã họ môn học lý thuyết động cơ hay lý thuyết ô tô ta sẽ rõ. Để đạt được công suất cực đại, ta phải phun nhiên liệu sao cho hệ số dư lượng không khí nhỏ hơn 1 1 tí (Lamda = 0.9 – 0.95) và khi để tiết kiệm nhiên liệu, hệ số dư lượng không khí lớn hơn 1 1 tí sẽ cho ra suất tiêu hao thấp nhất (Lamda = 1.05- 1.1). Chính vì thế, công việc của hệ thống phun xăng điện tử không phải chỉ là cứ đo gió rồi phun nhiên liệu phù hợp đâu mà nó còn phải theo dõi các thông số từ cảm biến khác đưa về để đảm bảo cung cấp nhiên liệu phù hợp cho từng điều kiện vận hành của ô tô.
Sau đó, tài liệu Tổng quan Cơ bản về động cơ xăng trang bị trên ô tô sẽ giúp ta tìm hiểu về các khái niệm nạp khí trong xylanh của động cơ. Đây là một phần mà các bác cần đọc nhiều và kỹ nhất. Do đây là phần quyết dịnh được 1 động cơ hoạt động tốt hay không. Nhất là cho mấy bác thích về độ xe. Độ xe thật ra là mình làm sao cho động cơ hoạt động ở chế độ vòng tua cao hơn so với nhà sản xuất, điều chỉnh phun nhiên liệu sao cho luôn phun đậm đặc ở một điều kiện vận hành nhất định (Chẳng ai đi điều chỉnh hết tất cả vòng tua đâu). Thì việc tìm hiểu hệ thống trao đổi khí trong xylanh là rất cần thiết.
Đối với các hệ thống phun xăng EFI thì hầu hết để là nạp khí tự nhiên (Còn gọi là động cơ hút khí tự nhiên á). Nghĩa là không khí được động cơ hút vào bởi sự chênh áp trong buồng cháy và không khí ngoài trời. Thường các động cơ này có hệ số nạp không bao giờ đạt được 1 (Do có tổn thất). Nhưng các dân chơi xe vẫn thích các động cơ hút khí tự nhiên hơn động cơ tăng áp là do tiếng máy của hút khí tự nhiên nghe rất đặc trưng và “Phê”. Để nạp nhiều không khí hơn vào trong buồng cháy. Ta sử dụng một máy nén khí để nén nhiều không khí hơn vào ta gọi đây là hệ thống tăng áp siêu nạp (Supercharge). Khi nạp được nhiều không khí hơn, đồng nghĩa việc ta có thể phun nhiều nhiên liệu hơn để hòa trộn và từ đó công suất cũng được cải thiện tốt hơn. Thay vì sử dụng máy nén, ta tận dụng dòng khí thải để làm quay Turbo để từ đó nén không khí nạp bằng Turbine của trục phía bên kia ta gọi đây là hệ thống tăng áp Turbocharge. Tất cả các hệ thống tăng áp này ta thường gặp ở động cơ phun xăng trực tiếp GDI. Do việc tăng áp này thực hiện dễ dàng hơn (Chỉ nén không khí, nếu nén hòa khí ta phải tính toán sao cho áp suất phù hợp nén quá sẽ gây ra kích nổ).
Tiếp theo, tài liệu tổng quan Cơ bản về động cơ xăng trang bị trên ô tô cũng giúp ta tìm hiểu về Moment xoắn và công suất của động cơ khi truyền đến bánh đà và trục sơ cấp hộp số và mối tương quan của moment xoắn và công suất. Nên nhớ công suất và moment xoắn là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau nhén. Công suất thể hiện được sức mạnh của động cơ thể hiện rõ nhất thông qua vận tốc tối đa mà ô tô chạy được. Còn moment xoắn thể hiện qua lực kéo của động cơ thể hiện rõ nhất ở cấp số thấp và khi hoạt động đầy tải. Các bác nên phân biệt rõ tránh nhầm lẫn nhé.
Tài liệu tổng quan Cơ bản về động cơ xăng trang bị trên ô tô phân tích rất chi tiết. Ai không nắm được hết có thể nhắn Ad qua Facebook (Fanpage: Tài liệu học tập ô tô hoặc trang cá nhân Trần Tuấn Dũ ) đều được Ad sẽ giải đáp giúp các bác.
Tài liệu cấu tạo động cơ xe ô tô BMW X1
Cấu tạo Động cơ N63 trang bị trên ô tô BMW
Cấu tạo động cơ V6 TDI Biturbo của ô tô Audi
Cấu tạo động cơ Diesel 6.7L trang bị trên ô tô F150 Ford
Để lại một bình luận