Tài liệu cấu tạo động cơ V6 3.0L TFSI trên ô tô Audi sẽ giới thiệu với chúng ta con động mơ mạnh và xịn xò nhất nhì trong họ hàng Audi. Đây là động cơ thế hệ mới nhất (Tính đến năm 2014) của Audi với hàng loạt các trang bị siêu hiện đại và ngon cơm.
Hầu hết tất cả các bài viết Ad đều giới thiệu sơ về nội dung bên trong tài liệu, nay cũng vậy nhé Động cơ V6 3.0L TFSI trên ô tô Audi hầu hết chỉ được trang bị trên các dòng xe từ trung đến cao cấp của Audi như Audi RS, Audi TT hoặc Audi Q7 mà thôi. Sẽ rất khó bắt gặp một động cơ hầm hố như vậy để trên Audi Q3 hay Q5 cả.
Thật sự là Động cơ V6 3.0L TFSI trên ô tô Audi được trang bị rất nhiều công nghệ hiện đại. Từ cách bố trí và vật liệu của các chi tiết cơ khí đến hệ thống cung cấp áp suất chân không cũng được sử dụng một bơm chân không hẳn hỏi rồi công nghệ điều khiển phối khí và công nghệ Turbo tăng áp kết hợp với cụm tăng áp siêu nạp giúp động cơ đạt đến công suất 228kW tại 5200 – 6500 vòng/phút và moment xoắn cực đại đạt lên đến 4400 ở số vòng quay tầm khoảng 3500 Vòng /phút. Đủ có thể thấy khả năng tăng tốc của động cơ V6 3.0L TFSI trên ô tô Audi nó mạnh mẽ đến cỡ nào.
Tài liệu cấu tạo động cơ V6 3.0L TFSI trên ô tô Audi chỉ đi sâu vào phân tích những cấu tạo đặc trưng và những cải tiến của động cơ thôi nhén. Không có đi sâu vào từng chi tiết, các bác có thể tham khảo nguyên lý làm việc và cấu tạo từng chi tiết của động cơ ở các đường dẫn mà Ad đính kèm với từ khóa đó nhé.
Trước tiên, Tài liệu cấu tạo động cơ V6 3.0L TFSI trên ô tô Audi sẽ giới thiệu cho ta các chi tiết cơ khí trên động cơ V6 3.0L TFSI trên ô tô Audi. Hầu hết hiện nay cải tiến về các chi tiết cơ khí là nâng cao chất lượng vật liệu để giảm ma sát, giảm trọng lượng và tăng sức bền. Điểm cần nhấn mạnh ở động cơ V6 3.0L TFSI trên ô tô Audi là việc thân máy trên động cơ được thiết kế mỏng hơn nhưng vẫn đảm bảo chịu được nhiệt, thân máy được làm hoàn toàn bằng nhôm và bề mặt nòng Xylanh được gia công bề mặt đạt độ bóng rất cao bằng phương pháp Plasma. Các bác muốn hiểu hơn về Thân máy thì truy cập bài viết Cấu tạo thân máy động cơ trên ô tô Audi tìm hiểu thêm nhé.
Tương tự như Thân máy động cơ ô tô Audi, Nắp máy động cơ V6 3.0L TFSI trên ô tô Audi cũng có những thay đổi nhất định. Nắp quy lát trên động cơ này khác với Nắp quy lát trên động cơ ô tô Audi mà Ad đã giới thiệu ở trước. Do động cơ V6 3.0L TFSI sử dụng 2 hệ thống nhiên liệu đó là phun xăng trực tiếp GDI và phun xăng đa điểm MPI ngay trước đường ống nạp. Đây được coi là nắp máy có cấu tạo khá là phức tạp của ô tô Audi. Bên cạnh đó, nắp quy lát trên động cơ ô tô Audi còn là nơi bố trí các chi tiết như Bộ điều khiển thời điểm phối khí, bơm áp chân không để đưa áp suất chân không đến các bộ phận cường hóa khác trong ô tô, hệ thống cung cấp khí nạp thứ cấp,… Khá là kinh dị haz.
Một hệ thống vô cùng quan trọng trên động cơ V6 3.0L TFSI trên ô tô Audi và cũng được cải tiến đó là hệ thống bôi trơn trên động cơ. Chính vì là động cơ V6, nên phương án bố trí các chi tiết trên hệ thống trở nên rất khó chịu. Chính vì thế, nếu không thiết kế phù hợp thì hệ thống bôi trơn động cơ sẽ hoạt động không ổn định. Như Ad đã nói, có 3 cái hư mà người lái run người liền. Đầu tiên là Mòn dẫn đến Nổ lốp xe ô tô, thứ 2 là Hệ thống bôi trơn hoạt động không ổn định và thứ 3 đó là hệ thống làm mát bị khùng khùng. Cái đầu tiên là người lái run lên vì sợ vô hòm, cái thứ 2 và 3 làm người lái run lên vì bay hết tiền trong bóp. Các bác tìm hiểu thêm nguyên lý làm việc và phương án bôi trơn của hệ thống bôi trơn trên động cơ V6 3.0L TFSI trên ô tô Audi nhé.
Trong các phương pháp tăng áp khí nạp trên động cơ ô tô. Phương án tăng áp trong động cơ V6 3.0L TFSI trên ô tô Audi được coi là dạng phức tạp nhất nhưng cũng là dạng “Bốc” nhất và ngon nhất. Hệ thống tăng áp khí nạp trên động cơ V6 3.0L TFSSI trên ô tô Audi sử dụng 2 loại tăng áp, bộ đầu tiên là Turbo tăng áp khí thải và bộ thứ 2 là bộ tăng áp siêu nạp Roots. Thường thì tăng áp siêu nạp (Gọi là Supercharge) chỉ sử dụng trên các ô tô hiệu năng cao (Xe đua, xe thể thao) do nó sử dụng công từ trục khuỷu để nén không khí vào buồng cháy nhưng ưu điểm của nó là Đáp ứng rất tốt không có độ trễ của Turbo khi hoạt động ở tải thấp. Việc trang bị cả 2 bộ tăng áp có thể đẩy giá thành động cơ cao hơn 30% so với giá bình thường nhưng Ad nghĩ đây là động cơ đặt trên xe ô tô cao cấp nên chẳng sao cả.
Như Ad đã nói, hệ thống bôi trơn mà hư thì chủ xe cũng khóc không ra tiếng. Nhưng hệ thống này mà hỏng thì chủ xe chắc cũng lăn về nhà khỏi ăn cơm đó là hệ thống làm mát. Đây là hệ thống giữ nhiệt độ vận hành tối ưu của động cơ, không có nó thì động cơ nóng dẫn đến quá nhiệt, quá nhiệt rồi thì sức bền vật liệu giảm, Piston trong hệ thống phát lực bị bó kẹt trong thân máy mà Piston bó kẹt thì cái dàn hệ thống phát lực trên động cơ chắc cũng không còn nguyên đủ để thấy tầm quan trọng của hệ thống làm mát rồi. Cách để tìm hiểu các hệ thống trên động cơ chữ V đó chính là chỉ tìm hiểu 1 nhánh thôi, nhánh còn lại sẽ tương tự và hệ thống làm mát cũng vậy và động cơ V6 3.0L TFSI trên ô tô Audi sang ở chỗ là sử dụng mỗi 1 bộ làm mát để làm mát các chi tiết khác nhau. Ví dụ như két làm mát cho động cơ, 2 két làm mát cho 2 Turbo, két làm mát khí nạp và 2 két làm mát khí nạp thứ cấp trước khi vào xylanh,… Chỉ còn 1 câu nói thôi, SANG quá nhưng thôi, người giàu thiếu gì tiền nên chắc cũng không Care đâu ấy nhỉ.
Còn một hệ thống cuối cùng mà Tài liệu cấu tạo động cơ V6 3.0L TFSI trên ô tô Audi giới thiệu với chúng ta đó là hệ thống nhiên liệu trên động cơ. Hệ thống nhiên liệu chính của động cơ là hệ thống phun xăng điện tử EFI. Tại sao gọi là chính do đây sử dụng tới 2 hệ thống nhiên liệu Hệ thống phun xăng trực tiếp FSI (Tụi mình gọi là GDI á) và hệ thống phun xăng đa điểm MPI.
Tại sao lại như vậy, đó chính là do Audi họ muốn tối ưu quá trình cháy trên tất cả quy trình hoạt động trên động cơ. Nhược điểm duy nhất của động cơ phun xăng đa điểm MPI đó chính là không thể tối ưu được công suất, moment xoắn cũng như tiêu hao nhiên liệu ở tải thấp do ảnh hưởng của bướm ga và sự hòa trộn của không khí và nhiên liệu và điều đó được cải thiện bằng cách phun nhiên liệu trực tiếp vào buồng cháy để nhiên liệu hòa trộn trong đó và cháy theo cơ chế cháy của Diesel. Thế nhưng, khi mới khởi động và động cơ còn quá nguội thì quá trình hòa trọn trong buồng cháy của nhiên liệu cũng sẽ gặp vấn đề và khi chạy ở tốc độ cao phun xăng trực tiếp sẽ vận hành theo cơ chế hình thành hòa khí đồng nhất y như cơ chế hình thành hòa khí của MPI nhưng thời gian hòa trộn trong buồng cháy khi tốc độ nhanh quá thấp đi. Việc sử dụng hệ thống phun xăng đa điểm MPI để hỗ trợ cho hệ thống phun xăng trực tiếp theo Ad thì khá là hay Ad do bằng cách này ta có thể tối ưu được tất cả yếu tố từ công suất đến moment xoắn và thậm chi là suất tiêu hao nhiên liệu cho động cơ nữa.
Chém gió khá là dài rồi, thôi các bác lấy Tài liệu cấu tạo động cơ V6 3.0L TFSI trên ô tô Audi về tìm hiểu thêm nhé.
Tài liệu cấu tạo động cơ Audi TT
Cấu tạo động cơ 1.0l TFSI trang bị trên ô tô Audi
Cấu tạo động cơ V6 TDI Biturbo của ô tô Audi
Tài liệu động cơ TFSI EA888 2.0L của Audi
Để lại một bình luận