Tài liệu các hệ thống cơ bản trên động cơ và ô tô dành cho các bác tập sự hay các men nào thích tóm tắt đọc chơi :)). Chứ một đống hệ thống trên động cơ và ô tô đâu thể nào gói gọn trong 1 bộ tài liệu được. Nhưng cho các bác tập sự thì rất phù hợp để các bác nhìn tổng quan về các chi tiết cũng như các hệ thống có trên động cơ và ô tô để từ đó tìm hiểu sâu hơn.
Do đây là bài viết giới thiệu, đính chính với các bác là giới thiệu các hệ thống for fun thôi nhé, nên Ad sẽ để các đường dẫn Link đến bài viết chi tiết về các hệ thống đó. Các bác có thể truy cập vào để tìm hiểu rõ và kỹ hơn.
Đầu tiên, Tài liệu các hệ thống cơ bản trên động cơ và ô tô sẽ giới thiệu về các cụm bộ phận chính trên ô tô. Đối với Ad thì Ad sẽ không giới thiệu kiểu giống nó nhưng Ad vẫn thấy Tài liệu các hệ thống cơ bản trên động cơ và ô tô giới thiệu kiểu này khá là hay do nó có thể vẽ ra được bức tranh của động cơ và ô tô chỉ trong 11 trang giấy.
Theo Tài liệu các hệ thống cơ bản trên động cơ và ô tô thì động cơ và ô tô được phân loại thành các cụm chi tiết sau:
Tài liệu các hệ thống cơ bản trên động cơ và ô tô giới thiệu với các bác các loại Thân và khung vỏ xe trên ô tô, nào là Sedan, Hatback, Liftback. Nói chung, phần này giới thiệu cho các bác về hình dạng và kích thước của xe. Đây cũng là một trong những chi tiết vô cùng quan trọng do nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khí động học ô tô. Do đó hình dạng thân xe cũng cưc kỳ quan trọng.
Tiếp theo của Tài liệu các hệ thống cơ bản trên động cơ và ô tô là giúp ta tìm hiểu về nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ. Thôi thì đối với AE ô tô mình thì nó còn khó hơn cả đi cua gái (Cua gái méo Easy với AE ô tô mình đâu huhu). Các bác nào mới tìm hiểu về động cơ ô tô thì Ad Offer cho 2 giáo trình tìm hiểu cho rõ hơn về cái này và Offer các bác nên đọc bài viết về mô phỏng nguyên lý làm việc các hệ thống trên động cơ.
Giáo trình Cấu tạo động cơ đốt trong ĐH SPKT TPHCM
Giáo trình Kết cấu động cơ đốt trong ô tô ĐH bách Khoa TPHCM
Phần tiếp theo là đi vào tìm hiểu về hệ thống điều khiển điện tử trên động cơ ô tô. Đây được coi là “Tinh hoa” của thành tựu kỹ thuật điều khiển khi áp dụng vào công nghệ ô tô. Khi có sự can thiệp của các thiết bị điều khiển điện tử mà ta có thể khắc phục được hầu hết các nhược điểm của hệ thống trên động cơ. Ví dụ như hệ thống phanh, chính vì có sự can thiệp của hệ thống chống bó cứng phanh ABS và cân bằng điện tử ESP mà ô tô có thể đảm bảo được sự chuyển động ổn định khi đi trên đường thẳng và khi quay vòng. Sự ra đời của hệ thống trợ lực điện điều khiển điện tử cũng giúp khắc phục được nhược điểm của hệ thống trợ lực thủy lực khi mà lực đánh lái vô lăng quá năng ở tốc độ động cơ thấp. Các bác nào chưa biết phần nào thì vào bài viết mà Ad để link rồi tìm hiểu thêm.
Một sự giao thoa của hệ thống điều khiển điện tử với một hệ thống tiếp theo đó là hệ thống nhiên liệu đã tạo ra được những động cơ có khả năng sản sỉnh ra đến cả nghìn mã lực (Lực kéo = cả nghìn con ngựa nước Anh) đồng thời khắc phục được tiêu hao nhiên liệu đến giá trị tối ưu nhất. Sự giao thoa này tạo ra công nghệ phun xăng điện tử và nó được áp dụng rộng rãi đến ngày nay. Qua các thời kỳ phát triển của công nghệ phun xăng điện tử nên ta từng bước 1 giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn nhưng vẫn nâng cao được công suât và moment xoắn động cơ so với động cơ sử dụng bộ chế hòa khí thì …. Thôi méo so đâu, do có cái gì đâu mà bộ chế hòa khí có thể so sánh với phun xăng được.
Phần tiếp theo và cũng là phần cuối cùng của động cơ mà Tài liệu các hệ thống cơ bản trên động cơ và ô tô giới thiệu đến cho chúng ta đó là hệ thống điện trên động cơ ô tô và theo Tài liệu các hệ thống cơ bản trên động cơ và ô tô thì hệ thống điện trên động cơ ô tô có 4 hệ thống: Hệ thống đánh lửa, hệ thống khởi động, hệ thống cấp điện (Máy phát điện) vàhệ thống tín hiệu và ánh sáng trên ô tô. Từng tên của hệ thống cũng nói lên vai trò của nó mất tiêu nên Ad cũng không tốn thời gian quá để việc về chức năng của nó làm gì, Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ giúp đánh lửa đốt cháy hòa khí, bộ khởi động giúp động cơ khởi động khi đã tắt máy, bộ cấp điện giúp sạc điện cho Acquy và nuôi nguồn cho các thiết bị điện trên động cơ và ô tô, thế thôi còn sâu và chi tiết hơn thì các bác đi vào từng bài viết để tìm hiểu thêm.
Phần cuối cùng mà Tài liệu các hệ thống cơ bản trên động cơ và ô tô giới thiệu với chúng ta đó là cụm hệ thống truyền lực trên ô tô. Hệ thống truyền lực trên ô tô là cụm chi tiết phức tạp nhất trên ô tô, kể sơ các chi tiết nhỏ mà “Đổ mồ hôi hột” chơi nhé, Bộ ly hợp trên ô tô, đây là chi tiết giúp nối hoặc ngắt động cơ với hệ thống truyền lực, Hộp số trên ô tô đây là cụm chi tiết thay đổi tỷ số truyền để tăng lực kéo đến bánh xe, Trục Cardan (Đối với xe cầu sau chủ động) giúp nối hộp số đến truyền lực chính trên ô tô. Truyền lực chính trên ô tô, giúp thay đổi tỷ số truyền 1 lần nữa để tăng lực kéo lên, trong truyền lực chính thì có bộ vi saigiúp ô tô quay vòng các bánh có thể quay với tốc độ khác nhau giúp tránh trượt bánh xe dẫn đến mòn lốp xe và tai nạn.
Bên cạnh đó, Tài liệu các hệ thống cơ bản trên động cơ và ô tô giới thiệu còn giới thiệu cho ta các hệ thống cơ bản trên ô tô như là: Hệ thống lái – Giúp người lái chuyển hướng, hệ thống treo – Tạo sự êm dịu và đưa ô tô về trạng thái ổn định khi bánh xe cán trúng chi tiết trên đường, hệ thống phanh – Giúp giảm tốc, dừng hẳn và đỗ xe lâu dài trên đường, và cuối cùng Tài liệu các hệ thống cơ bản trên động cơ và ô tô giới thiệu giới thiệu cho ta cái hệ thống nhạy cảm vô cùng làHệ thống túi khí khẩn cấp SRS – Giúp hạn chế ta lên bàn thờ khi có va chạm xảy ra. Các bác lấy về đọc cho vui nhé :))
Kết ô tô PGS TS Nguyễn Khắc Trai
Tài liệu cấu tạo động cơ V6 3.0L TFSI trên ô tô Audi
Cấu tạo động cơ 1.0l TFSI trang bị trên ô tô Audi
Cấu tạo các hệ thống động cơ 2AZ-FE trên ô tô Toyota
Hoa Nguyen viết
Hi bác, bác cho mình xin mật khẩu giải nén file trên Google Drive với ạ. Mình cảm ơn.